Facebook messenger Facebook messenger
Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Chat với chúng tôi qua Zalo
Danh mục

10 bước nâng cấp nội thất nhà bếp


02/11/2017 - Lượt xem: 1095
Chia sẻ:

Nâng cấp nội thất nhà bếp không giống nâng cấp những căn phòng khác. Việc này bao gồm rất nhiều công đoạn và chi tiết. Từ nguyên vật liệu thô tới hoàn thiện, từ việc nhỏ tới việc lớn. Nâng cấp nội thất nhà bếp có thể nhanh chóng làm những dự định quyết tâm nhất phải xem xét lại!

Ngược lại, một dự án nâng cấp nội thất nhà bếp thành công sẽ ngay lập tức nâng cao giá trị ngôi nhà. Nhà bếp mới mang đến không gian chế biến hiệu quả hơn, không gian ẩm thực ấm cúng hơn cho gia đình. Hạnh phúc trong ngôi nhà sẽ tăng lên. Bạn bè có thể phải ghen tị khi đến thăm.

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH NHU CẦU TRƯỚC KHI NÂNG CẤP NỘI THẤT NHÀ BẾP

Trước khi bắt tay vào dự án đáng “đồng tiền bát gạo” này, hãy xem xét những câu hỏi sau:

    1. Nhu cầu và mong muốn của tôi là gì? Nhà bếp của bạn là nơi khủng khiếp đến mức chẳng thể luộc nổi quả trứng? Hay bạn chỉ muốn nâng cấp đồ đạc, thiết bị, tủ bếp, sàn nhà, trang trí…?  Nhu cầu là: tôi cần tủ bếp đẹp mới vì tủ bếp này sắp rơi ra rồi. Mong muốn là: tôi cần tủ bếp mới vì cái này vừa cũ vừa xấu, dù vẫn dùng được.
    2. Việc này có đáng để làm không? Bạn có chấp nhận 1 nhóm thợ ra vào nhà mình cả tuần không? Bạn có muốn bỏ tiền và thời gian, công sức cho sự thay đổi? Nếu có, hãy tự thưởng cho quyết định đúng đắn của mình. Những dự án cải tạo phòng ngủ thường đánh mất giá trị khi bạn rao bán nhà. Ngược lại, giá trị nhà bếp thường giữ vững vì ai cũng cần –
    3. Cải tiến triệt để hay chỉ làm mới bề mặt? Hãy trả lời theo đúng nhu cầu. Nếu ngân sách của bạn không đủ để cải tạo toàn bộ, việc sơn mới nhà bếp cũng là thay đổi xứng đáng rồi.
    4. Có cách nào giảm chi phí không? Hãy tìm hiểu, cân nhắc trước khi trả lời. Nếu bạn không quan tâm, có lẽ bạn chưa sẵn sàng làm việc này. Từ việc chọn nội thất nhà bếp tới xem xét nhu cầu sử dụng, có rất nhiều cách để tiết kiệm.

Tủ bếp gỗ sồi Nga nâng cấp nhà bếp cao cấp

Nâng cấp nội thất nhà bếp bằng tủ bếp cao cấp.

BƯỚC 2: THIẾT KẾ NỘI THẤT NHÀ BẾP

Ngay sau khi trả lời những câu hỏi, giai đoạn thú vị đã bắt đầu. Bước này yêu cầu trí não phải hoạt động tối đa còn tay chân được hoàn toàn ngơi nghỉ. Một số lời khuyên của chúng tôi như sau:

    • Tham khảo các cuốn sách về thiết kế nội thất nhà bếp
      Những cuốn sách chuyên ngành thiết kế có thể dễ dàng tìm thấy. Chúng không quá khó đọc đối với người ham hiểu biết. Chúng sẽ giúp bạn c
      ó được cái nhìn tổng thể về các trường phái thiết kế nội thất, những mẹo trang trí nội thất, hay cách mua tủ bếp đẹp…
    • Tìm hiểu thêm trên mạng Internet: Internet là nguồn thông tin lớn vô bờ và rất bổ ích về mọi lĩnh vực. Thiết kế nội thất nhà bếp cũng vậy. Tuy nhiên, không phải trang web nào cũng mang lại kiến thức hữu ích. Hãy tìm đến các chuyên gia nội thất để có lời khuyên đáng giá.
    • Thuê thiết kế nội thất
      Các kĩ sư thiết kế tại các công ty xây dựng thường sẽ thiết kế cho bạn miễn phí. Tuy vậy, họ sẽ sử dụng thiết bị và nội thất do “mối quen biết” của họ cung cấp. Thuê kĩ sư thiết kế độc lập sẽ giúp bạn có được phong cách của chính mình. Nhờ sự tự do không phụ thuộc của họ, bạn có thể yêu cầu họ sử dụng lại nội thất nhà bếp cũ của bạn. Kĩ sư thiết kế nội thất độc lập cũng có thể tư vấn cho bạn những biện pháp sửa chữa hữu ích và tiết kiệm. Bù lại, họ thường thu phí tư vấn theo ngày.

BƯỚC 3: THUÊ NHÀ THẦU THI CÔNG NỘI THẤT NHÀ BẾP HAY TỰ LÀM?

Giờ bạn đã có thiết kế nội thất nhà bếp tuyệt vời của riêng mình. Nhưng làm thế nào biến thiết kế ấy thành hiện thực?

    • Thuê nhà thầu
      Một nhà thầu thiết kế thi công nội thất từ A đến Z sẽ mang lại căn bếp như ý cho bạn. Đây là giải pháp nhanh chóng và chuyên nghiệp nhất, nhưng chi phí cũng cao hơn.
    • Tự làm
      Tự thiết kế và thực hiện toàn bộ nội thất nhà bếp của mình. Cách này giúp bạn tiết kiệm gần như toàn bộ chi phí. Nhưng thời gian thực hiện dự án sẽ dài hơn nhiều, do bạn cần học hỏi những kĩ năng… chưa bao giờ biết đến.
    • Tự mua sắm
      Bạn tự thuê thợ mộc, thợ điện, thợ nước và những người khác để thực hiện. Đây là giải pháp thường thấy tại Việt Nam. Tuy không phải thuê nhà thầu, nhưng bạn sẽ tốn khá nhiều thời gian để ghép nối tất cả công việc. Ngoài ra, đây không hẳn là giải pháp tiết kiệm nhất. Các nhà cung cấp linh kiện nội thất tại Việt Nam thường tính giá bán rất cao với người “không quen biết”. Kết quả, tổng chi phí có thể trội hơn phương án 1.

BƯỚC 4: LOẠI BỎ, SỬA CHỮA VÀ XÂY MỚI THÀNH PHẦN CẤU TRÚC

Loại bỏ

Trong quá trình nâng cấp, một số thành phần cũ phải bỏ đi hoặc được thay thế. Từ những thứ nhỏ như tượng trang trí hay lớn như tấm bình phong, vách ngăn. Nếu chúng ngăn cản tầm nhìn, làm nhà bếp nhỏ lại, chúng cần bị loại bỏ.

Nguyên vật liệu trong bếp có thể chứa 1 số thành phần hóa học có hại, như sơn gốc chì. Những vật liệu đó cần được xử lý đặc biệt.

Hãy nhớ phân loại rác trước khi vứt chúng đi. Đây là thói quen tốt để bảo vệ môi trường và giúp các đơn vị xử lý rác thải hoạt động hiệu quả hơn.

BƯỚC 5: XÂY DỰNG VÀ SỬA CHỮA

Tùy thuộc vào sắp xếp nhà bếp mới, có thể bạn sẽ cần xây dựng vài thành phần. Bạn muốn mở thêm cửa sổ hay thay khung cửa mới? Hoặc bịt cửa sổ cũ lại để tăng không gian chứa đồ? Thông thường, những bức tường ngăn sẽ được dỡ bỏ để làm rộng không gian nhà bếp và kết nối với các phòng khác.

Những nâng cấp nội thất nhà bếp đều cần những bức tường chắc chắn để lắp đặt thiết bị. Ít nhất, là bổ sung không gian cho bộ bàn ghế ăn.

Hệ thống điện, nước mới

Nếu tự làm mọi việc và học hỏi trong quá trình thực hiện, thời gian của dự án nâng cấp sẽ khá dài. Hệ thống điện – nước nhà bếp không phải là kiến thức chúng ta có thể học trong 1 ngày. Ngược lại, nếu thuê nhà thầu xây dựng, bạn sẽ chóng mặt với tốc độ thực hiện của họ.

Đường nước thải

Nhà bếp mới của bạn có thể có thêm bàn bếp hoặc bàn chế biến thức ăn, hay 1 chiếc tủ lạnh có hệ thống làm đá. Hoặc theo nhu cầu mà chúng tôi thường thấy nhất, là di chuyển vị trí bếp nấu để hợp phong thủy. Dù trong trường hợp nào, gần như bạn sẽ cần lắp đặt đường nước mới. Kèm theo đó là đường nước thải cho bồn rửa, tủ lạnh…

Hệ thống điện

Hãy đảm bảo những đường dây điện chịu đủ tải cho hệ thống nhà bếp mới. Tốt nhất, hãy thuê dịch vụ chuyên sửa chữa điện làm việc này. Gần như bạn sẽ cần thay mới toàn bộ hệ thống điện để nâng cấp khả năng chịu tải. Nếu tự làm, bạn cũng sẽ chọn thay bản mạch mới hơn là vật lộn với đống dây điện rối bù như mì spaghetti.

BƯỚC 6: CÁCH ĐIỆN, CHỐNG THẤM

Giờ đây căn bếp đã dần thành hình. Xin chúc mừng!

Cách điện, chống thấm là vấn đề đau đầu cho mọi căn nhà nếu không được làm đúng ngay từ đầu. Hệ thống điện mới cũng cần xử lý tốt như hệ thống hiện có. Các mối nối đường nước phải được bọc kỹ để tránh rò rỉ. Chúng sẽ cho ta thấy hậu quả của việc làm sai ngay lập tức.

BƯỚC 7: HOÀN THIỆN MẶT SÀN NHÀ BẾP

Sàn nhà bếp là công đoạn được thực hiện sau các việc xây mới, sửa chữa để tránh trầy xước cho mặt sàn và đồ đạc.

  • Tuy giấy dán là cách rất nhanh để hoàn thiện bề mặt sàn, nhưng chúng cũng rất dễ hỏng. Đây chỉ được coi là giải pháp tạm thời trong quá trình nâng cấp nội thất nhà bếp.
  • Gạch lát là giải pháp hiệu quả và tiết kiệm nhất. Gạch lát giúp chống thấm, tạo bề mặt đủ nhẵn để dễ dàng vệ sinh nhà bếp. Công nghệ sản xuất gạch lát hiện nay cho phép chúng ta có sự lựa chọn rất phong phú về kiểu dáng hình trang trí. Thời gian để hoàn thiện cũng khá nhanh, chỉ vài ngày là sàn đã có thể đưa vào sử dụng.
  • Gỗ công nghiệp là giải pháp đắt đỏ hơn, nhưng đẹp hơn. Tuy vậy, loại gỗ này dễ thấm nước và không thường dùng để lát sàn nhà bếp.
  • Gỗ tự nhiên là giải pháp tốn chi phí nhất, nhưng lại không phải là lí tưởng. Chúng chịu ảnh hưởng của môi trường khá nhiều, dễ thấm nước, cong vênh, trừ khi là loại gỗ quý và được xử lý tốt.

BƯỚC 8: LẮP ĐẶT TỦ BẾP

Tủ bếp

Việc lắp đặt tủ bếp chỉ mất 1 – 2 ngày. Các cửa hàng tủ bếp bán sẵn sẽ có công nhân giúp bạn lắp đặt miễn phí. Giải pháp này không phải lúc nào cũng là tốt nhất. Nhà nhà bếp của bạn có diện tích nhỏ, hoặc dạng hình học bất thường, tốt nhất là hãy thuê thiết kế thi công tủ bếp riêng.

Xe đựng đồ bếp

Xe đựng đồ bếp rất hữu dụng trong mọi căn bếp. Chúng có khả năng đưa các vật dụng chế biến vào trong tầm tay bạn ngay khi cần. Bề mặt chứa đồ phải đủ cao để dễ thao tác. Đồng thời, phải đủ sần để những quả trứng sẽ không lăn xuống đất từ trên đó.

BƯỚC 9: LẮP ĐẶT BỒN RỬA, THIẾT BỊ VÀ CÁC VẬT DỤNG KHÁC

Căn bếp đã gần như hoàn thiện. Giờ là lúc để xem xét những trang bị cuối cùng.

Bồn rửa

Lúc này, hệ thống nước đã lắp đặt xong. Lắp đặt bồn rửa khá đơn giản và không có yêu cầu đặc biệt nào.

Những trang bị cuối

Ngay khi bạn nghĩ rằng việc nâng cấp nội thất nhà bếp đã hoàn thiện, ý tưởng bổ sung trang bị mới sẽ đến. Liệu nhà bếp của bạn đã đủ sáng? Có cần thay mới bóng đèn không? Những con dao còn đủ sắc hay đã quá cùn?...

BƯỚC 10: HOÀN THIỆN

Những việc cuối cùng:

Trang trí tường

Dù bức tường đã được sơn và hoàn thiện bề mặt rất đẹp, thêm 1 vài điểm trang trí sẽ làm căn bếp thêm nổi bật. Tùy thuộc vào sở thích và phong cách nội thất mà bạn lựa chọn, những bổ sung tinh tế càng giúp ghi dấu ấn của chủ nhân ngôi nhà.

Dọn dẹp

Nhà thầu chuyên nghiệp sẽ giúp bạn thực hiện công đoạn này theo cách chuyên nghiệp như khi họ tháo dỡ, xây mới. Nếu bạn muốn tự làm, hãy chuẩn bị khẩu trang và đồ chuyên dụng.

Dự án nâng cấp nội thất nhà bếp đã hoàn thành! Hãy tự thưởng cho mình phút giây thư giãn nhìn ngắm thành quả. Không gian nhà bếp mới sẽ mang lại sự tiện nghi, ấm cúng và hạnh phúc mới bổ sung cho chủ nhân.


Đóng