5 loại lớp phủ bề trên mặt gỗ MDF phổ biến nhất
Gỗ công nghiệp được ưa chuộng bởi nhiều lý do khác nhau song sự phong phú của các lớp phủ, sự đa dạng trong màu sắc trong các lớp phủ bề mặt chính là lý do để gỗ công nghiệp có được niềm tin và sự thoả mãn khi lựa chọn vật liệu thiết kế nội thất của khách hàng. Bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về 5 loại lớp phủ bề mặt gỗ MDF phổ biến nhất được sử dụng tại hầu hết các sản phẩm nội thất có trên thị trường nhé.
Lớp phủ Melamine
Melamine
Melamine được xem như một lớp bề mặt giả gỗ được cấu tạo từ các chất công nghiệp nhờ vào những chất kết dính tạo nên những loại bề mặt khác nhau. Cấu tạo của lớp bề mặt thường có 3 lớp cơ bản:
Lớp trong cùng: Là lớp giấy nền, lớp này có nhiệm vụ tạo độ cứng, độ dày cân thiết cho melamine.
Lớp tiếp theo: Là lớp giữa cũng như lớp tạo nên thẩm mỹ cho lớp bề mặt, chính bởi lớp này tạo nên sự đa dạng và phong phú của các loại vân gỗ hay các lớp bề mặt nhất định theo yêu cầu.
Lớp ngoài cùng: Là lớp bảo vê, đúng vậy đó chính là các lớp chống xước, chống ẩm hay cách âm cơ bản nhất .
Laminate
Laminate được biết đến như hợp chất High-pressure laminate (HPL) là một trong những chất liệu có khả năng chịu nước, khả năng chịu lửa tốt cùng với đó là bề mặt vô cùng trang nhã. Chính vì vậy chúng thường được phủ trên các bề mặt gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong các sản phẩm nội thất.
Lớp phủ Laminate
Laminate không những có tính năng vượt trội như chịu được va đập mạnh, chịu xước hay chống ăn mòn của mối mọi. Không kém cạnh melamine, màu săc của laminate cũng vô cùng phong phú và đa dạng hơn thế nữa hoa văn 3D đang làm thay đổi cục diện trông hệ thống lớp phủ.
Laminate sở hữu cho mình những đặc điểm cơ bản tạo nên những đặc trưng riêng biệt cho sản phẩm cụ thể những ưu điểm được đánh giá cao như sau:
- Laminate thân thiện với môi trường
- Có thể uốn dẻo, uốn cong theo hình dáng của sản phẩm
- Dễ dàng vệ sinh, lau chùi trên bề mặt
- Khó phai màu, có khả năng chống lại sự xâm nhập mối mọi và các tác động những hóa chất.
- Khó chầy xước, chống va đập và có khả năng chịu lửa chịu nước.
- Chịu nước và chống chịu ăn mòn tĩnh điện tốt.
Veneer
Veneer được hiểu theo nghĩa đơn giản đó là gỗ tự nhiên được lạng thành lớp mỏng để phủ lên các lớp gỗ công nghiệp. Các loại lạng này có độ dày rất mỏng và được sử lý một cách chuyên nghiệp nhất để tạo nên những sản phẩm chất lượng.
Lớp phủ Veneer
Với veneer sự đa năng là tất cả, với đặc điểm ưu việt của mình veneer có thể dán lên hầu hết các bề mặt gỗ khác nhau như gỗ MDF các loại ván dán, gỗ ghép thanh, ván dăm, để tạo nên những sản phẩm cửa gỗ công nghiệp thông phòng nhất từ veneer không kém gì các loại cửa gỗ tự nhiên.
Những đặc điểm nổi bật nhất của veneer đó là có những đặc tính giống cửa gỗ tự nhiên:
- Veneer là một trong những loại vật liệu thân thiện với môi trường.
- Có thể tạo nên những đường cong, cho phép điều chỉnh phù hợp với từng sản phẩm.
- Chi phí đầu tư luôn tiết kiệm hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.
- Khả năng chống mối mọt, chống cong vênh tốt hơn gỗ tự nhiên.
Với những ưu điểm đó việc sử dụng veneer phủ lên các loại gỗ công nghiệp cũng đã và đang là một trong những phương án không hề tồi cho những sản phẩm nội thất cũng như các loại cửa gỗ công nghiệp.
Acrylic
Acrylic là bề mặt có đặng trưng về độ sáng bóng và hiện đại, Acrylic (nhựa trong suốt), còn gọi là Acrylic glass (kính thủy tinh). Acrylic có thể trong suốt hoặc nhiều màu sắc khác nhau.
Lớp phủ Acrylic
Ưu điểm của Acrylic
- Màu sắc phong phú
- Ánh sáng đẹp hiện đại
- Nhẹ
- Dễ tạo thành các hình thù
- Bền, khó vỡ khi bị tác động vật lí
- Bề mặt phủ acrylic có đa dạng màu sắc
- Bề mặt ván gỗ phủ Acrylic có đa dạng màu sắc từ trẻ trung đến sang trọng
Với ưu thế về độ bền, bề mặt bóng mịn và hiện đại, Acryric đang được ưa chuộng tong lĩnh vực nội thất và được ứng dụng vào nội thất đơn giản như kệ tivi, hay phức tạp như tủ áo, tủ bếp…
Bề mặt sơn bệt
Sơn bệt là một loại sơn dùng để xử lý bề mặt gỗ giúp cho bề mặt gỗ phẳng, mịn và bền hơn. Sơn bệt về cơ bản sẽ làm mất đi các đường vân gỗ, màu sắc nguyên bản của gỗ dù là gỗ tự nhiên hay gỗ công nghiệp.
Bề mặt sơn bệt
Sơn bệt rất đa dạng về màu sắc, bạn có thể sơn bất cứ tông màu nào cho món đồ nội thất của mình. Từ màu đen, trắng, xanh, đỏ, vàng, tím … Đồ gỗ nội thất sơn bệt phù hợp với mọi không gian từ phòng khách, phòng ngủ, phòng bếp, cửa hàng, showroom, phòng triển lãm.
Trên đây chúng tôi đã giới thiệu tới các bạn 5 lớp phủ bề mặt MDF phổ biến đang được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm nội thất. Chi phí lựa chọn bề mặt phủ cũng khác nhau, với tài chính eo hẹp bạn có thể lựa chọn melamin còn cao cấp hơn thì veneer, acrylic. Như vậy sự đa dạng trong lựa chọn lớp phủ bề mặt cộng với sự phong phú trong màu sắc mỗi lớp phủ chắc chắn sẽ đáp ứng được mọi yêu cầu của bạn.
Minh Nguyễn
Digital Marketing
Xây dựng content thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, xây dựng nội dung đa dạng, trọng tâm với mục tiêu thu hút tối đa khách hàng biết đến thương hiệu, sản phẩm. Hiện nay tôi làm việc trong team content tại Công ty TNHH Mộc Mỹ Kỳ - Nội thất đẹp Helen
Tin tức liên quan
- Phòng khách thoáng rộng nhờ bỏ bàn trà
- Mãn nhãn với phòng khách mang phong cách vintage
- Cận cảnh siêu biệt thự trên bầu trời
- Trang trí nhà đẹp với nội thất màu cam độc lạ
- Lược sử các phong cách nội thất gia đình
- Các phong cách nội thất gia đình cao cấp
- Cách mua nội thất nhà nhỏ tiết kiệm
- 6 quy luật trang trí nội thất hiện đại
- 7 lợi thế của nội thất chung cư đẹp và ấm cúng
- 10 bí quyết mua nội thất văn phòng đẹp