Facebook messenger Facebook messenger
Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Chat với chúng tôi qua Zalo
Danh mục

Ghế sofa có cấu tạo như thế nào?


11/03/2022 - Lượt xem: 800
Chia sẻ:

Sofa là đồ nội thất rất quen thuộc với chúng ta, chúng ta thường sử dụng ghế sofa tại phòng khách, là đồ nội thất quen thuộc như vậy, có khi nào chúng ta tự hỏi cấu tạo của bộ ghế sofa gồm những gì? Chúng được làm ra thế nào không? Bài viết này chúng tôi xin được chia sẻ tới các bạn cấu tạo của một bộ ghế sofa.

Cấu tạo của sofa gồm 5 phần cơ bản là: khung xương sofa, lò xo dây đai, nệm mút và vỏ bọc sofa, chân sofa.

Ghế sofa có cấu tạo như thế nào?
 

1. Phần đầu tiên là khung xương sofa

Phần khung xương sofa là phần trong cùng của bộ sofa. Kiểu dáng, kích thước của bộ sofa được quyết định bởi phần khung này. Theo thứ tự thì đây cũng là phần đầu tiên mà những người thợ sẽ làm để sản xuất nhưng bộ sofa.

Thông thường khung xương sofa được làm từ gỗ, sắt, inox hay nhựa tổng hợp. Tuy nhiên phổ biến nhất là khung gỗ tự nhiên như gỗ keo, gỗ thông, cao su, gỗ tần bì..

Ghế sofa có cấu tạo như thế nào?
 

Cũng tùy theo chất liệu gỗ và cách gia công của từng nhà sản xuất mà độ bền của phần khung xương sofa cũng khác nhau.

2. Lò xo và dây đai cường lực

Nếu chỉ có khung xương sofa thôi sẽ rất cứng. Vì vậy mà sau khi sản xuất khung xương sofa xong các nhà sản xuất sẽ gắn lò xo và dây đai cường lực cho sofa nhằm tăng độ đàn hồi, tản lực và độ bền cho sofa.

Lò xo và dây đai cường lực

Để tăng khả năng nâng đỡ cho sofa các nhà sản xuất sofa còn có thêm dây đai cường lực với tác dụng tăng khả năng chịu lực của sofa. Dây đai cũng rất nhiều loại vố độ dày mỏng và độ bền khác nhau.

Lò xo và dây đai cường lực

Tùy vào nhà sản xuất và cách gia công khác nhau mà họ có thể cân đối dùng chỉ 1 loại lò xo hoặc dây đai cường lực hoặc dùng kết hợp các 2 loại để tạo nên bộ bộ sofa với độ đàn hồi tối ưu nhất.

3. Nệm mút sofa tạo độ êm tương đối

Sau khi làm khung và gắn lò xo dây đai cường lực xong, thợ sản xuất sofa sẽ tiến hàng cắt mút bọc ôm lấy sofa toàn bộ sofa để tạo độ êm ái riêng.

Tuy nhiên hiện nay ngoài nệm mút công nghiệp người ta còn dùng mút cao su để đảm bảo độ êm bền lâu hơn.

Nệm mút sofa tạo độ êm tương đối

Tùy từng kiểu sofa mà các nhà sản xuất chọn nệm cứng hay nền mềm khác nhau.

Nệm cứng: độ đàn hồi thấp, dễ tạo dáng cho sofa. Nó phù hợp với những gia đình có người lớn tuổi, đàn hồi khung xương kém sẽ dễ di chuyển hơn.

Nệm mút sofa tạo độ êm tương đối

Nệm mềm: Đàn hồi tốt, êm, ngồi xuống thấy lún sâu. Cảm giác ngồi tốt hơn nhưng lún quá sâu sẽ không tốt cho những người mắc bệnh xương khớp, ngoài ra để tăng độ êm và tạo hình cho bộ sofa các nhà sản xuất còn bọc thêm một lớp bông bên ngoài mút để tạp kiểu dễ dàng, vừa tăng độ êm vừa đảm bảo kiểu dáng sofa chất lượng nhất.

4. Phần ngoài cùng của bộ sofa chính là lớp vỏ bọc

Chất liệu da gồm da thật (da trâu, bò, ngựa, cừu) và da công nghiệp ( da PVC, da Carola, da Micofiber, da PU...) ưu điểm sofa chất liệu da là sang trọng, sạch sẽ, ít thấm nước và bụi bẩn, nước nên dễ vệ sinh.

Chất liệu vải nỉ có rất nhiều loại nỉ từ cao cấp đến trung bình. Sofa chất liệu vải nỉ có ưu điểm là thoáng khí, mềm mại, ấm áp, nhiều mẫu mã đa dạng,màu sắc phong phú phù hợp với nhiều người dùng.

5. Phần chân sofa

Phần chân của sofa thường được gắn sau cùng khi đã vận chuyển về nhà. Có rất nhiều loại chân sofa như chân tròn, chận dẹt... hay có thể phân loại theo chất liệu như chân gỗ, chân thép, chân sắt, chân inox,... với độ cao thấp khác nha.

Trên đây là cấu tạo của bộ ghế sofa, bạn đã hình dung được bộ ghế sofa như thế nào rồi phải không? Sofa chất liệu da hay sofa nỉ đều có những ưu nhược điểm cả, hãy lựa chọn một bộ ghế sofa phù hợp với nhu cầu nhà bạn nhé.

 


Đóng