Gỗ cao su là gì? Ưu nhược điểm của gỗ cao su?
Gỗ cao su là gì?
Cây cao su Hevea brasiliensis là loại cây thân gỗ nhiệt đới, đường kính trung bình, màu sắc sáng, là loại cây trồng chính được dùng để lấy gỗ cao su. Các cây cao su sau khi bị đốn thường được người dân sử dụng làm củi hoặc bỏ không, bởi cao su nguyên chất, chưa qua tẩm sấy thuộc nhóm gỗ VII - tức là nhóm gỗ có trọng lượng nhẹ, sức chịu đựng kém. Chính vì đặc điểm này mà trước đây, gỗ cao su không được quan tâm nhiều, đặc biệt là trong thiết kế các sản phẩm nội thất.
Cho đến những năm 2000, khi những tiến bộ khoa học - kỹ thuật được phát triển, và các loại gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, gỗ cao su mới được chú ý nhiều hơn. Nhờ được xử lý tẩm sấy tốt bằng công nghệ hiện đại, gỗ cao su trở thành nguồn nguyên liệu gỗ rất có giá trị, và ngày càng được người dùng quan tâm.
Quá trình khai thác gỗ cao su như sau: Các cây cao su sau khi hết niên hạn khai thác mủ sẽ được đốn hạ. Đường kính gỗ cao su không quá lớn, do đó, gỗ sẽ được cắt xẻ thành từng thanh gỗ và sử dụng phương pháp ghép nối để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh. Gỗ cao su có 3 kiểu ghép:
- Kiểu ghép gỗ song song: Ván gỗ cao su được tạo thành từ các thanh gỗ ghép song song với nhau, được quy định có cùng chiều dài và không bắt buộc cùng chiều rộng.
- Kiểu ghép gỗ mặt (ghép đầu, ghép finger): Ở hai đầu của nhiều thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa, rồi lần lượt gắn lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó các thanh gỗ lại được ghép song song tạo thành tấm ván ghép. Lúc này trên bề mặt của tấm ván chỉ thấy các vết răng.
- Kiểu ghép cạnh: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ theo hình răng cưa rồi lần lượt ghép lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó ghép song song các thanh với nhau như kiểu ghép mặt.
Ưu điểm của gỗ cao su
- Tính đàn hồi, dẻo dai bền bỉ là đặc tính nổi trội của gỗ cao su so với những loại gỗ tự nhiên khác.
- Thân thiện với môi trường: Có khả năng chống lại ảnh hưởng của các vật liệu dễ cháy nổ. Trong trường hợp rủi ro gặp hỏa hoạn, gỗ cao su cũng không thải ra những chất độc hại cho con người.
- Gỗ cao su có cấu tạo không ngậm nước và không thấm nước.
- Tính thẩm mỹ cao, gỗ dùng lâu vẫn giữ được độ mềm mại, thanh thoát.
- Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với các loại gỗ tự nhiên khác.
Nhược điểm của gỗ cao su
- Màu sắc và hệ vân gỗ của ván ghép thanh cao su sẽ không có tính đồng nhất vì chúng được ghép lại từ nhiều thanh gỗ. Tuy vậy, điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng của tấm ván.
- Tuổi thọ không cao so với các dòng gỗ tự nhiên.
- Tính chất gỗ nhẹ, không cứng chắc như nhiều loại gỗ quý hiếm.
Thuỳ Dung
Content marketing
Kinh nghiệm 2 năm trong marketing
Tốt nghiệp khoa Marketing với vốn kiến thức cùng với kinh nghiệm triển khai các công cụ phục vụ truyền thông online thành thạo. Hiện nay tôi đang đảm nhận vai trò xây dựng nội dung (content) cho Nội thất đẹp Helen.
Tin tức liên quan
- Phòng khách thoáng rộng nhờ bỏ bàn trà
- Mãn nhãn với phòng khách mang phong cách vintage
- Cận cảnh siêu biệt thự trên bầu trời
- Trang trí nhà đẹp với nội thất màu cam độc lạ
- Lược sử các phong cách nội thất gia đình
- Các phong cách nội thất gia đình cao cấp
- Cách mua nội thất nhà nhỏ tiết kiệm
- 6 quy luật trang trí nội thất hiện đại
- 7 lợi thế của nội thất chung cư đẹp và ấm cúng
- 10 bí quyết mua nội thất văn phòng đẹp