Facebook messenger Facebook messenger
Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Chat với chúng tôi qua Zalo
Danh mục

Gỗ công nghiệp và cách phân loại gỗ bạn nên biết


29/12/2021 - Lượt xem: 403
Chia sẻ:

Hiện nay, trên thị trường, gỗ tự nhiên có giá thành rất cao và không còn đa dạng như xưa. Một phần cũng là do môi trường tự nhiên bị biến đổi. Các cánh rừng bị tàn phá làm cho sô lượng gỗ tự nhiên bị sụt giảm nghiêm trọng. Các loại gỗ quý hiếm như: Lim, sến, táu. gụ, hương đã trở nên cực kỳ quý hiếm và đắt đỏ. Để giải quyết nhu cầu thiết kế nội thất bằng chất liệu gỗ ngày càng tăng, các loại gỗ công nghiệp như: gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF,… đã được sản xuất rộng rãi, đưa vào thi công thay thế. Gỗ công nhiệp có ưu điểm là đa dạng màu sắc, mẫu mã chủng loại, nó có giá thành khá rẻ, tiết kiệm chi phí thi công. Hiện nay gỗ công nghiệp đang là vật liệu phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất. Đặc biệt là với những căn chung cư, gỗ công nghiệp được dùng chủ yếu để làm đồ trang trí nội thất. Vây gỗ công nghiệp là gì? Làm thế nào để phân biệt các loại gỗ công nghiệp hiện nay. Cùng Nội Thất Đẹp HeLentìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Gỗ công nghiệp là gì?

Gỗ công nghiệp là gỗ được chế biến từ những thân gỗ nhỏ, thân gỗ của những cây gỗ ngắn hạn, băm thành các dăm gỗ, sau đó người ta ép chúng lại với nhau bằng keo công nghiệp, ép với cường độ cao tạo thành tấm với độ dày khác nhau: 9Ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 25 ly…Sau đó chúng được phủ một lớp Melamin lên trên bề mặt để chống thấm, chống trầy xước…

gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp có nhiều độ dày khác nhau, nhưng tiêu chuẩn sử dụng chủ yếu là 18 ly và 25ly, tùy theo mục đích sử dụng, và tùy theo sản phẩm. Nhưng kích thước khổ ván được làm theo tiêu chuẩn là 1220mm x 2440mm

Có ba loại gỗ công nghiệp chính đó là gỗ công nghiệp Melamine, Laminate, Veneer. Tuy nhiên chưa có những đặc điểm rõ ràng để có thể thể phân biệt các loại gỗ công nghiệp. Cùng chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của 3 loại gỗ công nghiệp này nhé. Qua đó phần nào biết được về cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp.

1. Gỗ công nghiệp Melamine

có nghĩa là ván gỗ dăm phủ melamine, được sản xuất từ những loại cây gỗ rừng ngắn ngày như: keo, cao su, bạch đàn,...sau khi thu hoạch đưa vào nhà máy băm thành các dăm gỗ. Dăm gỗ trộn với keo nóng chảy, ép thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao, phủ một lớp melamine trên bề mặt để bảo vệ. Lớp phủ này thường có màu sắc giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt. Loại gỗ MFC này được sử dụng rất rộng rãi, đặc biệt là trong ngành nội thất và đồ gia dụng bằng gỗ.

Melamine là vật liệu dễ trang trí do bề mặt gỗ được dùng khá phổ biến trong lĩnh vực nội thất. Cấu trúc Melamine bao gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và lớp Kraft Paper (lớp giấy nền) được liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo melamine trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao.

gỗ công nghiệp tại xưởng

Melamine được sử dụng khá phổ biến trong thiết kế Nội thất: tủ bếp gỗ, nội thất gỗ phòng ngủ, nội thất gỗ phòng khách, tủ áo, bàn ăn, kệ tivi, kệ trang trí …

Ưu điểm của gỗ công nghiệp Melamine

- Gỗ công nghiệp Melamine có màu sắc phong phú, đồng đều, bề mặt đa dạng

- Không bị phai màu, biến màu, nứt hay thấm nước.

- Giá thành của gỗ Melamine thường rẻ hơn Acrylic và Laminate

Nhược điểm của Melamine

- Hạn chế khả năng gia công, tạo dáng như các bề mặt cong, lượn…

- Tính năng chịu xước, chịu mài mòn kém hơn Laminate

- Phải được ép dán trực tiếp lên cốt gỗ thì mới dùng được (cốt là MDF hoặc ván dăm).

2. Gỗ công nghiệp Laminate

Laminate được sản xuất theo công nghệ HPL, cơ bản gồm 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper(lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền) liên kết chặt chẽ với nhau bằng keo UF hay PF (resin) trong quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao giúp cho Laminate có tính năng chịu xước, chịu mài mòn.

gỗ công nghiệp laminate

Ưu điểm

- Là một trong những vật liệu mới vì vậy nó đảm bảo được giá trị thẩm mỹ tối đa, mang lại màu sắc đa dạng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng để có thể kiến tạo và định hình một phong cách phù hợp với gu thẩm mỹ của bản thân

- Với đặc tính dẻo dài dễ uốn cong dễ tạo hình phù hợp để có thể trang trí bàn làm đồ nội thất

- Laminate nổi bật với khả năng chống xước hoàn hảo, không phai màu giúp cho vật dụng nội thất luôn luôn bền đẹp như mới

- Khả năng chống va đập cao có khả năng chịu được tác động vật lý giúp cho tuổi thọ của sản phẩm được bền bỉ nhất

- Là vật liệu có mức giá thành tương đối hợp lý nó phù hợp với nhu cầu của người sử dụng

- Khả năng tạo hình lắp ghép đơn giản dễ dàng tiết kiệm về thời gian và chi phí

gỗ công nghiệp laminate

 Nhược điểm

- Giá thành cao so với nhiều dòng gỗ công nghiệp hiện tại.

- Sản phẩm sử dụng keo ép dính, nên đòi hỏi phải có tay nghề cao trong việc sản xuất, để giúp sản phẩm bền theo thời gian.

- Chất liệu không thích hợp cho sản phẩm điêu khắc hoa văn.

3. Gỗ Veneer

Veneer là gì? Đây là gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành các tấm có độ dày từ 0.6mm – dưới 3mm. Các tấm veneer thường có độ dày không quá 3mm (khoảng 1/8 inch). Veneer xuất hiện nhiều trong nội thất gia đình (bàn ghế, tủ bếp, giường, kệ trang trí,…), nội thất xe hơi, nhạc cụ bằng gỗ như ghita, violin, piano,…

Veneer có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên nhưng các sản phẩm nội thất gỗ veneer lại không thuộc dòng nội thất gỗ tự nhiên. Bởi vì gỗ veneer có cấu tạo từ cốt gỗ công nghiệp được phủ bề mặt bằng lát gỗ tự nhiên - veneer. Do vậy, khái niệm veneer và gỗ veneer không phải là một. Chính vì được phủ bằng một lớp veneer, nên nhìn bề ngoài bạn sẽ không thấy được điểm khác biệt giữa gỗ veneer và gỗ tự nhiên.

Ưu điểm của gỗ veneer

- Gỗ veneer có tính thẩm mỹ cao

Gỗ veneer có lớp bề mặt phủ veneer có nguồn gốc gỗ tự nhiên. Vì thế mà các sản phẩm làm bằng gỗ veneer có màu sắc và đường vân của gỗ tự nhiên. Bảng màu sắc của gỗ veneer khá đa dạng vì vậy mà phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, phong cách thiết kế.

- Gỗ veneer có giá thành rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên.

Nếu bạn yêu thích màu sắc, đường vân của gỗ óc cho nhưng chưa có đủ tài chính để mua đồ nội thất bằng gỗ óc chó, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm nội thất gỗ veneer óc chó. Cách này sẽ giúp cho bạn chọn được sản phẩm như mong muốn phù hợp với phong cách thiết kế nội thất trong nhà mà vẫn tiết kiệm được chi phí.

Nhược điểm của gỗ veneer

- Độ bền của gỗ veneer kém hơn gỗ tự nhiên

Các tấm veneer có độ dày rất mỏng, cốt gỗ công nghiệp dù được cải tiến sản xuất và bổ sung hóa chất để tăng độ cứng nhưng độ bền vẫn còn hạn chế. Do vậy các sản phẩm nội thất gỗ veneer sẽ có thể bị trầy xước trong quá trình sử dụng. Bạn nên tránh tác dụng các lực mạnh hay dùng các vật nhọn gây xước bề mặt.

- Khả năng chống thấm nước không bằng gỗ tự nhiên.

Lớp veneer tuy làm bằng gỗ tự nhiên và có gia công kỹ lưỡng nhưng vì độ dày khá mỏng nên vẫn có thể bị thấm nước khi tiếp xúc nhiều với nước. Vì vậy, khi sử dụng bạn nên tránh để đồ nội thất làm bằng gỗ veneer ở nơi ẩm thấp. Đối với sản phẩm tủ bếp thì nên lau khô thường xuyên để tránh nước ở lâu trên bề mặt tủ gây ẩm mốc.

Hiện nay gỗ công nghiệp được ứng dụng trong hầu hết các thiết kế nội thất bởi tính thân thiện với môi trường (không phải tàn phá những cánh rừng để lấy gỗ) và giá thành hợp lý. Đặc biệt gỗ công nghiệp không gây hại cho sức khỏe người sử dụng vì MFC, MDF hay HDF đều không sử dụng keo chứa Formandehit- một chất sẽ bị cay mắt và mũi khi tiếp xúc.

Nội Thất Đẹp HeLen, hy vọng bạn khi đã đọc đến những dòng thông tin cuối cùng này, bạn đã có kiến thức cơ bản nhất để phân biệt được ba loại gỗ công nghiệp Melamine, Laminate, Veneer. Thông tin này sẽ giúp bạn lựa chọn những chất liệu nội thất phù hợp với nhu cầu sử dụng của của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.


Đóng