Facebook messenger Facebook messenger
Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Chat với chúng tôi qua Zalo
Danh mục

Phân biệt giữa diện tích tim tường và diện tích thông thủy


17/02/2022 - Lượt xem: 313
Chia sẻ:

Diện tích tim tường hay diện tích sản của căn hộ là diện tích tổng hợp của tất cả các phần diện tích như tường bao quanh, diện tích sàn có chứa cột và các hộp thiết bị kỹ thuật có trong nhà.

Còn diện tích thông thủy được tính bằng công thức dưới đây:

Diện tích thông thủy = (Diện tích ở + Diện tích tường ngăn + Diện tích ban công) – (Diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật + Diện tích tường phần chia căn hộ + Diện tích tường bao xung quanh căn nhà)

Nhìn vào công thức tính thì chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ đo diện tích căn hộ theo diện tích thông thủy sẽ mang lại lợi ích cho người mua nhà. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy, nếu xét theo khả năng thực thi quyền sở hữu thì đo theo diện tích tim tường là sự lựa chọn thông minh hơn.

Đo theo diện tích tim tường mang lại nhiều lợi ích hơn bởi vì hiện nay, rất nhiều căn nhà sử dụng phong cách thiết kế nội thất âm tường, phong cách thiết kế này không chỉ giúp tận dụng được tối đa diện tích tường mà còn giúp cho không gian sống của bạn được mở rộng hơn rất nhiều.

Thông thủy là gì?

Thông thủy và một từ ngữ Hán Việt và được dịch ra là dòng nước chảy qua mà không bị vướng lại bởi bất cứ vật gì. Còn trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc thì thông thủy được hiểu là phần diện tích sử dụng cho sinh hoạt trong trên toàn bộ mặt bằng.

Diện tích này được tính bằng công thức như sau:

Diện tích thông thủy = (Diện tích ban công + Diện tích sinh sống + Diện tích tường ngăn phòng) – (Diện tích tường phân chia + Diện tích cột + Diện tích tường bao quanh)

Công thức này được áp dụng để tính diện tích sử dụng của một công trình nào đó và thường được áp dụng với những ngôi nhà ở dân dụng hoặc cho những chung cư cao tầng.

Thông thủy là gì?

Thông thủy là gì?

Khu vực tường bao xung quanh nhà cũng sẽ không được tính vào diện tích thông thủy và đối với chung cư có ban công thì chỉ tính diện tích sàn được sử dụng của ban công, nếu bạn công xuất hiện phần tường chung thì sẽ tính từ mép trong của tường.

Thuật ngữ thông thủy được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công các công trình. Nó có vai trò giúp các kỹ sư chắc chắn về diện tích sử dụng thực tế của ngôi nhà so với diện tích của tổng căn nhà. Đó là những thông tin về thông thủy là gì mà bạn cần biết, vậy có những kích thước nào cần chú ý?

Chiều cao thông thủy là gì?

Chiều cao thông thủy hay còn được gọi với cái tên khác đó là kích thước lọt lòng được hiểu một cách đơn giản là toàn bộ những phần diện tích phía trong căn nhà có thể sử dụng được.

Các kích thước thông thủy bạn cần chú ý

Các kích thước thông thủy được rất nhiều gia chủ dành sự quan tâm đặc biệt, trong những kích thước thông thủy thì bạn cần chú ý đến những kích thước như sau: thông thủy cửa chính, thông thủy cửa sổ,…

Đối với thông thủy cửa chính thì cần có kích thước như sau:

  • Chiều cao của cửa chính: 2.30m – 2.52m – 2.72m – 2.92m
  • Chiều rộng của cửa chính: 1.46m – 1.62m – 1.90m – 2.32m – 2.46m – 2.92m – 3.12m – 3.32m – 3.32m – 3.72m – 4.12m – 4.56m – 4.8m

Các kích thước thông thủy bạn cần chú ý

Kích thước thông thủy của các phòng trong nhà:

  • Chiều cao của cửa phòng: 1.9m – 2.1m – 2.12m
  • Chiều rộng của cửa phòng: 0,9m – 1.06m – 1.22m
  • Chiều cao cửa phòng ngủ chính: 1.9m – 2.1m – 2.3m
  • Chiều rộng của cửa phòng ngủ chính: 0.82m – 1.04m – 1.24m
  • Đối với thông thủy của các nhà vệ sinh:
  • Chiều cao cửa nhà vệ sinh thường là: 1.9m – 2.1m – 2.3m
  • Chiều rộng của cửa phòng vệ sinh: 0.68m – 0.82m – 1.02m

Chú ý đến những kích thước này khi mua nhà

Đối với những cửa sổ có trong nhà:

Tùy theo nhu cầu sử dụng và mong muốn của gia chủ thì cửa sổ sẽ có những kích thước khác nhau, nhưng theo khuyến cáo thì cửa sổ nên có vị trí cách nền nhà khoảng 83cm và chiều rộng không nên vượt quá 2.2m.

Với những kích thước trên thì có thể áp dụng với tất cả những công trình nhà ở hoặc chung cư đều được. Để có được kích thước thông thủy chuẩn nhất thì những kiến trúc sư đã sử dụng những dụng cụ chuyên dụng như thước lỗ ban.

Đối với những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng thì không còn xa lạ gì với thuật ngữ thông thủy. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tường tận về chiều cao thông thủy là gì, cùng tìm hiểu khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé!

Những kích thước này bao gồm phần kích thước cửa ra vào, kích thước cửa sổ, kích thước giường tủ,… Những kích thước thông thủy thường được lấy theo những con số đẹp trong thước lỗ ban để mang đến tài lộc và sự sung túc theo quan niệm phong thủy.

Theo thông tư số 10/2016 và nghị định 100/2015 của Chính phủ về quản lý nhà ở xã hội thì các căn hộ có diện tích tối thiểu là 15m2 thì phải có chiều cao trung bình từ 3 đến 3,6m.

Chiều cao thông thủy được tính như thế nào?

Thông thường chiều cao thông thủy được tính bằng kích thước của mặt sàn cho tới phần kết cầu của phần chịu lực, phần chịu lực này có thể là trần nhà hoặc phần dưới của khung cửa tùy theo thiết kế của căn nhà.

Thực tế thì chiều cao thông thủy của bất kỳ một diện tích nào sẽ được tính từ bề mặt sàn sử dụng đến bề mặt trần. Cách đo chiều cao thông thủy khá đơn giản khi mà bạn chỉ cần xác định được điểm đầu và điểm cuối của không gian.


Đóng