Xưởng nội thất gỗ công nghiệp cao cấp
Ngày nay chúng ta không còn xa lạ với gỗ công nghiệp đây được coi là 1 bước tiến quan trọng trong ngành nội thất. Gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm tình trạng chặt phá rừng bừa bãi làm giảm thiếu đáng kế diện tích rừng trên toàn thế giới không những thế chúng còn ảnh hưởng đến vấn đề môi trường của toàn nhân loại.
Gỗ công nghiệp ra đời để đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng vật liệu nội thất ngày một tăng trên toàn thế giới. Dưới đây là một số ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp cũng như quy trình sản xuất gỗ công nghiệp:
1. Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp
A. Ưu điểm
Giá thành: Gia công gỗ công nghiệp thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau
Không cong vênh: Gỗ công nghiệp có đặc điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
Thời gian thi công sản xuất nhanh: Như trên đã đề cập đến thì gỗ công nghiệp thời gian thi công nhanh hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất hàng loạt vì phôi gỗ thường đã có sẵn, theo dạng tấm nên thợ chỉ việc cắt, ghép, dán, không mất công trong việc xẻ gỗ, bào và gia công bề mặt đánh giấy ráp…
Phong cách: Phong cách hiện đại, trẻ trung, công năng sử dụng cao.
B. Nhược điểm:
Độ bền: Nếu so sánh về độ bền giữa đồ nội thất làm bằng gỗ công nghiệp thì không được bền bằng gỗ tự nhiên nhưng ngày nay khác với thời xưa đồ nội thất có thể thay đổi hàng năm hoặc một vài năm theo model tùy theo điều kiện kinh tế của từng người, độ bền của gỗ công nghiệp thường hơn 10 năm, nếu được sản xuất tại các cơ sở sản xuất uy tín, chuyên nghiệp, đội ngũ thợ tay nghề cao.
Ngoài ra một điểm quan trọng ảnh hưởng lớn đến độ bền của gỗ công nghiệp là các phụ kiện đi kèm như bản lề cánh tủ, ray trượt ngăn kéo, nếu dùng các phụ kiện chất lượng thấp rất dễ làm hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng gỗ do gẫy bản lề, hoặc bung ray trượt.
Đặc tính của gỗ công nghiệp là hút nước nên sơn bề mặt gỗ phải được đảm bảo, sơn từ 4 lớp đến 7 lớp để tránh thấm nước vào cốt gỗ, nếu sơn không đảm bảo khi gặp nước gỗ sẽ bị bung liên kết keo trong gỗ làm tấm gỗ công nghiệp trở nên rời ra và không còn sử dụng được , nên khi sử dụng đồ gỗ công nghiệp quan trọng nhất là sơn phải đảm bảo tuy nhiên sơn đảm bảo rồi thì vẫn phải tránh nước nếu không tuổi thọ của đồ nội thất sẽ ngắn .
Họa tiết, đường soi: Do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên.
2. Quá trình sản xuất gỗ công nghiệp
Gỗ được khai thác và xử lý để chuẩn bị đưa vào sản xuất sau đó, gỗ sau khi được xử lý thì được xẻ mỏng, phân loại, chuẩn bị chuyển về nhà máy chính để nghiền nhỏ và đưa vào sản xuất ván MDF, MFC, HDF.
Gỗ sau khi được vận chuyển về nhà máy chính thì tại đây, gỗ sẽ được nghiền nhỏ, bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống mối mọt, sau đó bột gỗ được trộn với keo và chuyển sang công đoạn ép chúng được ép dưới áp suất cao và được định hình thành tấm gỗ. Ván gỗ được chuyển tới nhà máy sản xuất (Laminate flooring), tại đây các tấm ván lại tiếp tục được xử lý hai mặt để làm tăng độ cứng, chống co ngót cong vênh.
Các tấm ván sau khi đã được xử lý hai mặt sẽ được chuyển sang dây chuyền cán phủ lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt. Lớp phủ bề mặt thường được làm bằng Melamine Resin kết hợp với sợi thủy tinh tạo nên một lớp phủ trong suốt, giữ cho mầu sắc và vân gỗ luôn ổn định đồng thời đây cũng là lớp chống xước, bảo vệ bề mặt của ván sàn.
Các tấm ván sau khi đã được xử lý và tạo vân lại được ép dưới nhiệt độ và áp suất cao để đảm bảo các lớp liên kết chặt chẽ với nhau, tạo nên một khối đồng nhất và bền vững. Sau đó các tấm ván được đánh bóng bề mặt và chuẩn bị chuyển sang dây chuyền phay mộng.
Tại công đoạn này, các tấm ván được cắt đều theo kích thước chuẩn và được soi mộng cả 4 cạnh. Loại mộng kép là loại mộng tiên tiến nhất, yêu cầu máy soi phải chính xác tuyệt đối, loại mộng này đã được nhiều hãng phát triển theo nhiều cách khác nhau.
Sản phẩm sau khi đã qua dây chuyển phay mộng sẽ được chuyển qua bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm rồi chuyển sang dây chuyển đóng gói và đưa tới người tiêu dùng.
Trên đây là ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp cũng như quá trình tạo nên gỗ công nghiệp. Nội Thất Đẹp Helen là thương hiệu của Công Ty TNHH Mộc Mỹ Kỳ đơn vị có 19 năm sản xuất nội thất gỗ công nghiệp cao cấp tại Hà Nội, chúng tôi sản xuất theo quy trình khép kín từ sản xuất đồ nội thất đến thi công hoàn thiện công trình (Không qua trung gian) các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp được chúng tôi sản xuất luôn đảm bảo về chất lượng, giá thành và mẫu mã. Các tổ chức, công ty, cá nhân đang tìm kiếm xưởng nội thất gỗ công nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Hotline: 0968 19 28 21
Tin tức liên quan
- Phòng khách thoáng rộng nhờ bỏ bàn trà
- Mãn nhãn với phòng khách mang phong cách vintage
- Cận cảnh siêu biệt thự trên bầu trời
- Trang trí nhà đẹp với nội thất màu cam độc lạ
- Lược sử các phong cách nội thất gia đình
- Các phong cách nội thất gia đình cao cấp
- Cách mua nội thất nhà nhỏ tiết kiệm
- 6 quy luật trang trí nội thất hiện đại
- 7 lợi thế của nội thất chung cư đẹp và ấm cúng
- 10 bí quyết mua nội thất văn phòng đẹp