Facebook messenger Facebook messenger
Gọi ngay Gọi ngay
Zalo Chat với chúng tôi qua Zalo
Danh mục

BÀI PHÂN TÍCH TIỀN LƯƠNG CỦA GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH MỘC MỸ KỲ( NỘI THẤT ĐẸP HELEN)


01/09/2020 - Lượt xem: 631
Chia sẻ:

Đã từng làm việc tại một tập đoàn kinh tế lớn nên mình học hỏi được rất nhiều điều bổ ích và giờ thì về truyền lại kinh nghiệm cho nhân viên của mình:
 

1. Không ở đâu là nơi có việc nhàn, lương cao, tất cả đều đã có định mức.

Trong ngành sản xuất nội thất: Để sản xuất ra 1 cái tủ đã có barem(định mức nhà nước nghiên cứu): Nguyên vật liệu đầu vào là từng nào đồng, chi phí nhân công từng nào đồng, khấu hao máy móc từng nào đồng và lợi nhuận(lãi) trên cái tủ đó còn lại từng nào đồng...

Nếu định mức nhân công 2 ngày mà thực tế làm 2,5 ngày là đã tốn thêm chi phí, ảnh hưởng đến lãi rồi. Nếu ta lại cắt sai miếng gỗ, sơn nhầm màu sơn là ông chủ coi như lỗ vốn(vì không qui trách nhiệm và trừ lương công nhân do sống tình cảm).

Giả dụ: Một người công nhân ăn lương khoán, để thu nhập 500.000đ/ ngày thì 2 ngày anh phải sản xuất xong 1 cái tủ với thời gian là 8 tiếng/ngày, 30 ngày anh phải làm được 15 cái tủ. Nếu anh làm được 20 cái thì lương của anh là 666.000đ/ ngày do anh tăng ca(phải làm nhiều thời gian hơn).

Lương cao hơn là do anh làm thêm thời gian để tạo ra sản phẩm chứ không phải do ông chủ cho thêm... Công việc giao khoán luôn được khuyến khích khi. Công nhân đủ sức khỏe để sản xuất, tay nghề cao không ai phải kèm cặp và có nhu cầu thực sự kiếm thêm thu nhập, không bỏ chừng công việc để làm việc riêng...

Một người công nhân ăn lương theo thời gian(tức là sáng đến chiều),  một ngày không làm đủ 8 tiếng sẽ không đủ định mức được giao để tạo ra sản phẩm tương ứng, do đó người chủ đang phải trả lương vào những thời gian anh không làm việc.
 

2. Đừng đứng núi nọ trông núi kia, đừng nghe lời đường mật, ở đâu cũng phải làm hết mình mới có thu nhập tốt.

Có những công ty không đủ tầm để lấy việc về hoặc không đủ tâm để giữ chân công nhân, nhân viên. Một năm có khi kiếm được vài công trình bé bé thì họ sẽ đi cướp công nhân hay nhân viên của công ty khác. Họ sẽ phá giá thị trường trả lương cao hơn để lôi kéo lao động về làm cho mình, hứa hẹn này nọ rất hay. Nhưng hết công trình đó thì người lao động mới bị ngã ngửa ra là hết việc, bị cho nghỉ ở nhà đợi việc hoặc lên đường đi xin việc mới. Vậy là mất thu nhập, có khi long đong mãi chả xin được việc, nếu sang chỗ mới lại là người nới, chả được tính thâm niên...

Các công ty đứng đắn, có thương hiệu thì không bao giờ trả lương cao vọt(muốn cao thì phải làm tăng ca) vì họ sản xuất ra sản phẩm theo định mức, bán hàng cho khách theo đúng giá trị thì mới bền. Đặc biệt những lúc người lao động nông nhàn như dịp đầu năm trong khi công ty nào cũng ít việc thì: Công ty đứng đắn họ vẫn phải nuôi quân, họ nghĩ ra việc nọ việc kia và cắt lợi nhuận dự phòng từ nhiều năm trước ra để trả lương cho người lao động. Còn mấy ông chủ chuyên ăn xổi và đi vợt lao động mùa vụ lúc này đang rong ruổi du xuân, cần gì phải lo lương cho ai nào.
 

3. Học cách suy xét và nhìn xa trông rộng.

Khi ai nói với bạn là họ giàu, hãy nhìn vào tài sản họ đang có. Khi ai nói với bạn rằng họ làm việc ở chỗ A, B, C tốt lắm. Vậy tại sao tốt thế mà họ không dừng chân lại cứ nhảy hết chỗ này sang chỗ khác.

Có những người bạn tốt họ khuyên ta làm điều tốt. Ngược lại có những người thấy ta đang ổn định lại muốn ta lông bông giống họ cho có đồng minh đấy!
 

4. Càng gắn bó, càng biết dùng lý trí thì tương lai càng sáng lạn.

Và dưới đây là câu chuyện thật của mình:

- Năm 2000 mình vẫn còn làm ở đơn vị nhà nước 100%. Lương lúc đó chỉ vài triệu nhưng bù lại được về đúng giờ(đủ 8 tiếng). Khi đó xã hội chưa phát triểu lắm, ăn mặc thì toàn quân phục và quần bò, chả ai váy áo gì, đám cưới cũng chỉ mừng nhau 50 nghìn đồng... Mình và một cô bạn thân thường ao ước: Được sang chỗ nào lương cao, vất vả cũng được, về muộn cũng được cho đỡ nhàm chán...

- Rồi thì mình cũng sang đơn vị làm kinh tế. Tháng đầu tiên nhận lương gấp đôi lương cũ thấy mừng ghê cơ, nghĩ bụng thiên đường đây rồi. Sang tháng thứ 2 bắt đầu vào guồng và chịu sự giám sát của trưởng phòng: Sáng 8h làm việc thì đến trước 10 phút để dọn vệ sinh chỗ ngồi, hôm nào trực quét phòng thì đến trước nửa tiếng.

Trong giờ làm việc thì giao định mức, làm tướt bơ cũng chả bao giờ đủ vì nó vướng cái lọ, cái chai và phải phối hợp với rất nhiều người. Cả phòng ai sớm nhất thì hơn 7h tối ra về còn lại thì cứ bình quân tầm 20h(về trước khi đồng đội còn ngồi lại là điều rất áy náy). Chưa kể đến là các thể loại báo cáo ngày(bắt buộc).

Ví dụ: Hôm nay anh/chị làm những việc gì, thời gian mỗi việc bao lâu để cuối tháng đánh giá và tính lương... Khi cấp trên giao nhiệm vụ thì đừng bao giờ nói Chị/Em chưa làm xong mà phải bằng mọi giá hoàn thành, càng sớm thì càng được đánh giá năng lực, bất kể ở lại đến 12h đêm hay đem về nhà làm(vì Sếp cũng làm tướt bơ).

Cá nhân được giao định mức, tập thể được giao chỉ tiêu. Tập thể hoàn thành 100% chỉ tiêu thì tập thể được hưởng 100% lương, 80% chỉ tiêu thì 80% lương... rồi tiếp đến lại lấy quỹ lương tập thể đó chia cho nhân viên theo định mức phân công, ai hoàn thành thì đủ lương, không hoàn thành thì có khi lương thấp hơn đồng nghiệp vài triệu, không có chuyện cào bằng và trả lương theo thời gian anh/chị đến cơ quan để chơi, để lờ vờ. Họp hành giao ban thì căng như dây đàn, Sếp phê bình sỗ sàng chứ không có chuyện vuốt ve như làm nhà nước hay tư nhân.

Mình không bị phê bình nhưng nghe người khác bị phê bình cũng muốn nổ tung cả đầu óc, cắt chức hay lên chức chỉ trong vòng nốt nhạc... Làm được gần 2 năm thì mình cũng lên làm cán bộ quản lý, việc nhiều như quân nguyên. Sáng thì váy bướm xinh đẹp, tối về thì mặt mũi nhợt nhạt, đi xiêu đi vẹo và luôn mất giọng vì gọi điện nhiều.

Thường xuyên họp xong hơn 7h tối về phòng thấy anh em vẫn ngồi làm việc hăng say giường như không quan tâm đến thời gian, có bạn nhà có cỗ mà không dám về, mãi mới rụt rè xin phép cho em về sớm(Sớm gì nữa cơ chứ, làm mình cũng ngại). Chả ai bắt ép ai phải về muộn cả mà hoàn toàn là tự nguyện, do muốn hoàn thành công việc, do muốn được nhận đủ lương, có thưởng...

Thực tế nếu lấy tổng thu nhập đó chia cho thời gian mình thực làm việc( tầm 12 tiếng/ngày hoặc hơn) thì hoàn toàn không phải là cao, thậm chị thấp hơn lương nhà nước và mình đã phải đánh đổi rất nhiều thứ. Thời gian, sức khỏe, sự tự do(gia đình có việc xin nghỉ phép rất ngại)... Do đó mình đã xin nghỉ hưu non...

Hiện tại mình làm giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH Mộc Mỹ Kỳ - là công ty của gia đình mình. Đối với khối văn phòng thì cứ đúng giờ vào làm, hết giờ ra về, không bắt ai phải viết báo cáo ngày và mình quản lý công việc theo hiệu quả và định mức, sai là phê bình chứ không trừ lương. Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng. Các chế độ của công ty nhà mình rất ổn so với mặt bằng chung vì mình đã trải nghiệm và đúc kết, áp dụng cho công ty của mình.
 

Giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH Mộc Mỹ Kỳ

Giám đốc kinh doanh của Công ty TNHH Mộc Mỹ Kỳ

 

Tiện cũng giới thiệu luôn với mọi người: Công ty TNHH Mộc Mỹ Kỳ, tên thương hiệu là Nội thất đẹp Helen, tiền thân do chồng mình sáng lập, đến này đã hoạt động được 21 năm, có 2 xưởng sản xuất trực tiếp gần 4000m2, trực tiếp thiết kế và bán sản phẩm đến tay khách hàng lẻ cũng như các dự án lớn, các đối tác trên khắp cả nước. Với kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ thợ lành nghề, cơ sở vật chất vững chắc cùng những kinh nghiệm xương máu khi mình còn điều hành hạ tầng viễn thông và tính tổ chức, kỷ luật trong quân đội được áp dụng hài hòa có thể tự tin rằng: CÔNG TY TNHH MỘC MỸ KỲ RẤT THIỆN CHIẾN VÀ SẢN PHẨM CÓ UY TÍN, THƯƠNG HIỆU TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI THẤT VIỆT NAM. Mời các bạn hãy ghé thăm trang web hoặc cơ sở sản xuất của chúng tôi để được sử dụng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất:

 

CÔNG TY TNHH MỘC MỸ KỲ hoặc NỘI THẤT ĐẸP HELEN

Văn phòng giao dịch: Số 276 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội
Xưởng sản xuất 1 + 2: Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội
Điện thoại: 0968 19 28 21
Website: Noithatdephelen.com
Email: mocmyky@gmail.com


Đóng